Một số kết quả chọn tạo giống lúa thích ứng với điều kiện mặn

Bùi Bá Bổng và ctv. (1997) thanh lọc mặn cho 15 giống lúa: 8 giống lúa cổ truyền và 7 giống lúa cao sản ngắn ngày. Kết quả cho thấy, không có giống nào sống sót ở nồng độ muối EC = 16 dSm-1 ở giai đoạn mạ. Ở nồng độ muối EC = 12 dSm-1, giống Pokkali và Thần Nông Đỏ có tính chống chịu mặn cao, giống Nàng Hương Rằn và OM997-6 có tính chống chịu mặn trung bình.
Kết quả đánh giá tính chống chịu mặn của 62 giống lúa cổ truyền, với giống Pokkali là giống chuẩn kháng và giống IR29 là giống chuẩn nhiễm, các giống chống chịu mặn thu được lần lượt là: Nếp Áo Già, Trắng Điệp, Móng Chim, Móng Chim Rơi và Nếp Bờ Giếng (Nguyễn Thị Lang và ctv., 2002).
Các dòng lúa tái sinh qua nuôi cấy túi phấn: C53/Đốc Phụng-17, C53/Đốc Phụng-19, C53/Pokkali-5, C53/Pokkali-11, C53/Pokkali-27, C53/Pokkali-42, C53/Pokkali-43, C53/Pokkali-44, C53/D51-4, C53/D51-5 và C53/D51-8 là các dòng có khả năng chống chịu tốt với điều kiện mặn (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2003).
Theo Đỗ Hữu Ất (2005), Viện Di truyền nông nghiệp đã nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong cải tạo một số giống lúa địa phương. Kết quả gây đột biến nguồn Coban (Co60) đã cho ra những biến dị có lợi cho chọn giống. Các giống lúa CM1, CM5,… là những giống tạo ra cho vùng mặn.
Nguyễn Thanh Tường và ctv. (2011), đánh giá khả năng chịu mặn của một số giống lúa mùa trồng ven biển ĐBSCL bằng phương pháp điện di DNA với primer RM223. Kết quả thí nghiệm cho thấy có 21 giống lúa thể hiện băng DNA giống như chuẩn kháng mặn (Đốc Phụng) và 27 giống thể hiện băng DNA tương tự như giống chuẩn nhiễm mặn (IR28).
Đề tài đánh giá khả năng chịu mặn và phẩm chất của giống lúa Sỏi, Một Bụi Hồng và Nàng Quớt Biển (Nguyễn Thị Huyền Nhung và ctv., 2012) với giống IR28 làm giống chuẩn nhiễm, Đốc Phụng làm giống chuẩn kháng. Kết quả đánh giá cấp chống chịu mặn của 5 giống lúa sau 16 ngày thử mặn, giống Đốc Phụng, Lúa Sỏi, Nàng Quớt Biển có khả năng chịu mặn ở cấp 5 (chống chịu trung bình) ở độ mặn 12,5‰, giống Một Bụi Hồng có khả năng chịu mặn ở cấp 5 (chống chịu trung bình) ở độ mặn 10‰ khi giống chuẩn nhiễm IR28 ở cấp 9 (rất nhiễm).
Theo Nguyễn Thị Thanh Thảo và ctv. (2012), trên bốn marker RM206, RM10745, RM223, RM8094 trên 18 giống lúa được tuyển chọn ở các tỉnh ĐBSCL. Kết quả ở marker RM206 khi phân tích gel cho thấy giống chống chịu mặn chuẩn Pokkali; giống CL8, OM6677, Một bụi đỏ, CN1, OM6976, MTL504 có band tương ứng với Pokkali mang kiểu gen kháng mặn.
Theo Lê Xuân Thái và Trần Nhân Dũng (2013), 244 mẫu giống lúa đã được đánh giá khả năng chịu mặn bằng phương pháp thanh lọc mặn trong môi trường thủy canh có chứa dung dịch Yoshida với các nồng độ muối từ 4‰ đến 6‰. Kết quả thanh lọc và điện di với dấu phân tửRM206 đã tìm được 13 giống lúa có khả năngchống chịu mặn ở mức độ từ 4‰ đến 6‰(MTL461, MTL463, MTL504, MTL664, CL8, DH2, OM6976; OM1348, OM6677, Một bụi đỏ,ST20, DH4, DH5). Kết quả năng suất khảo nghiệm và đánh giá tổng hợp các đặc tính nônghọc, tính chống chịu cho thấy các giống lúa triểnvọng có thể sản xuất trong vùng canh tác lúatôm, chống chịu mặn là MTL653, MTL664,MTL691, MTL695, MTL702; hai giống lúaMTL664 và MTL702 có liên kết chặt với genkháng mặn qua dấu phân tử RM206, thể hiện tốt ởcả hai thí nghiệm thanh lọc – xác định dấu phân tửkháng mặn và đánh giá năng suất trên ruộng bị ảnhhưởng mặn.
Công tác chọn tạo giống lúa chịu mặn đã có những thành công bước đầu: Thanh lọc các giống/dòng lúa chịu mặn thông qua các đáp ứng sinh lý; các dòng lúa tái sinh qua nuôi cấy túi phấn có khả năng chống chịu tốt với điều kiện mặn; xử lý đột biến bằng nguồn Coban (Co60) tạo ra giống cho vùng mặn, kết hợp được những đặc tính chống chịu mặn, kháng đỗ ngã, kháng bệnh và cho năng suất cao; chọn lọc giống lúa chịu mặn bằng marker phân tử SSR.
Ngoài ra, khả năng chịu mặn của cây lúa còn phụ thuộc vào sự điều tiết nước, phương pháp canh tác, tuổi mạ, giai đoạn phát triển của cây, thời gian bị nhiễm mặn và nhiệt độ bên ngoài. Vì vậy, để cải tiến tính chống chịu mặn của cây lúa cần phối hợp tất cả những cơ chế sinh lý vào trong giống lúa mang kiểu gen chống chịu mặn./.

TIN MỚI

Chính sách quyền riêng tư

Ứng dụng Nông nghiệp xanh Bạc Liêu Chính sách về quyền riêng tư Ứng dụng Nông nghiệp xanh Bạc Liêu tôn trọng quyền riêng tư của